Đòi nợ thế nào thì không phạm luật?

Đòi nợ thế nào thì không phạm luật?

Khi đòi nợ không được nhiều người đã tìm đến nhiều cách thức đòi nợ kiểu xã hội đen. Và như vậy liệu cách thuê đòi nợ đó có phạm luật? Đòi nợ thế nào thì không phạm luật?


Đòi tiền bằng con đường kiện dân sự

Kiện dân sự trong trường hợp chỉ là giao dịch dân sự vay tiền thông thường bằng hình thức, người cho vay tiền muốn đòi được nợ quá hạn mà bên vay chưa thanh toán thì phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Đồng thời để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý bên cho vay cần phải cung cấp các cần tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, thông qua các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên. Theo đó, người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, Tòa án chỉ có căn cứ để giải quyết khi người cho vay tiền phải có bằng chứng, chứng cứ thể hiện mối quan hệ vay hoặc cả hai bên đều thừa nhận có giao dịch vay tiền trên thực tế.

Trong trường hợp việc vay mượn giữa hai bên không thiết lập hợp đồng, cũng không có giấy biên nhận hay giấy ghi nợ thì bên cho vay có thể xuất trình cho Tòa án các chứng cứ như bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền, hay nội dung email, người làm chứng xác nhận có việc vay tiền của bị đơn đối với nguyên đơn.v.v. Đây sẽ là chứng cứ trong trường hợp không có giấy tờ có giá trị chứng minh trực tiếp khoản vay. Tuy nhiên đây là trường hợp khó đòi nợ hơn do tính phức tạp của quá trình chứng minh. Do đó, đòi hỏi bên cho vay muốn đòi được khoản nợ phải tích cực cung cấp chứng cứ để đủ cơ sở lấy lại khoản tiền nợ ngắn hạn.

Trong trường hợp Tòa án công nhận có khoản vay trên và đưa ra phán quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật mà bên cho vay vẫn không chịu trả tiền thì để đòi được khoản tiền vay này, bên cho vay phải yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành bản án (trường hợp này bên yêu cầu thi hành án phải cung cấp thông tin về tiền, tài sản của bên vay cho cơ quan thi hành án để có cơ sở thi hành) hoặc thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại (nếu có) về việc xác minh tài sản của bên vay và thi hành bản án dân sự bằng các biện pháp nghiệp vụ ngăn chặn tẩu tán tài sản, kê biên, phát mại tài sản nhằm buộc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên phải thi hành án.

Tố giác tội phạm để lấy lại khoản vay

Mặt khác, việc đòi nợ cũng có thể giải quyết bằng con đường hình sự, thông qua việc tố giác tội phạm. Tùy từng trường hợp cụ thể nếu có đủ căn cứ xác định tội phạm, người vay tiền đã có những hành vi đủ yếu tố cấu thành Tội  “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì người cho vay tiền cần làm đơn tố giác gửi Cơ quan điều tra, để nghị tiến hành điều tra khởi tố vụ án. Đó là các trường hợp người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi lạm dụng tín nhiệm để vay tài sản hoặc vay tài sản sau đó tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng thanh toán, có tài sản nhưng cố tình không trả nợ.v.v. Nếu xảy ra vụ án hình sự thì khi xét xử tòa án sẽ giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, theo đó người vay tiền vừa bị giải quyết về vấn đề hình sự vừa phải bồi thường số tiền chiếm đoạt cho người bị hại do hành vi phạm tội mà người vay tiền gây ra, theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Nợ khó đòi chủ nợ thuê “xã hội đen” để giải quyết

Thực tế những năm gần đây, đặc biệt là những năm kinh tế gặp nhiều khó khăn tình hình tín dụng đen ngày càng tăng và khi nợ đến hạn con nợ không có khả năng thanh toán đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ có quy mô lớn, chủ nợ đã thuê dịch vụ chuyên đời nợ thuê để đòi nợ, thậm chí để uy hiếp con nợ hòng trả tiền không ít chủ nợ còn thuê hẳn xã hội đen để giải quyết. Như vậy, trong các trường hợp vỡ nợ tín dụng đen, hẩu hết các chủ nợ khi có tranh chấp xảy ra đã không giải quyết bằng con đường kiện tụng hay nhờ cơ quan tố tụng can thiệp mà họ tự giải quyết, liệu như vậy có hợp pháp?

Trong mọi trường hợp, khi xảy ra tranh chấp về nợ nần, nếu người cho vay tự đòi tiền hoặc thuê đòi tiền theo kiểu “xã hội đen” là vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội “Cướp tài sản” hoặc tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Vi bằng của Thừa phát lại:
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video, âm thanh. Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Vi bằng sẽ là bằng chứng vững chắc bảo vệ bạn nhằm phòng tránh những rủi ro pháp lý. Nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng thì tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa.

Tin tức khác