-
Lập vi bằng về việc bên mua vi phạm hợp đồng đặt cọc
- 05/04/2014, 09:37 pm - - Lập vi bằng ghi nhận hành vi, sự kiện -
Có 1 người đặt cọc 1 tỷ mua căn nhà của tôi (giá thỏa thuận là 3 tỷ). Các bên thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc là ngày 25/03/2014, các bên sẽ ra Phòng công chứng ký kết hợp đồng chuyển nhượng-mua bán và bên mua sẽ giao nốt số tiền còn lại cho bên bán. Tuy nhiên, ngày 25/03 vừa qua, chúng tôi chờ mãi mà không thấy bên mua đến, gọi điện thoại thì bên mua cứ dùng dằng chưa chịu giao tiền và chưa có ý định ra tổ chức công chứng ký giấy mua bán.
-
Diễn văn Khai trương Văn phòng Thừa phát lại Phúc Yên
- 07/03/2014, 10:43 pm - - Chức năng, nhiệm vụ -
Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng trong đó thể hiện rõ tư tưởng đổi mới, dân chủ trong các hoạt động tư pháp. Sự ra đời của chế định Thừa phát lại đã chính thức đưa chủ trương về xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự vào thực tiễn đời sống pháp luật, sự tham gia của chế định này chẳng những không làm cho hoạt động tư pháp bị xáo trộn mà còn góp phần bổ khuyết cho những hạn chế tự thân của hoạt động tư pháp, làm cho hoạt động tư pháp được phong phú và hoàn thiện hơn. Qua kết quả đạt được ban đầu tại thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định việc khôi phục lại chế định Thừa phát lại là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
-
Thừa phát lại, "khắc tinh" của nợ khó đòi
- 03/03/2014, 11:31 pm - - Lập vi bằng ghi nhận hành vi, sự kiện -
“Mai mốt có việc gì tui giao hết cho Thừa phát lại (TPL), trước giờ tui có biết đến “ông TPL” đâu. Mấy ông làm việc hiệu quả lắm đó, vừa xuống hiện trường nói chuyện phải trái, quay phim, chụp hình… thì ngày mai người ta đã mang mấy trăm triệu đến trả cho tui, không cần phải kéo nhau ra Tòa”.
-
Vi bằng có gì khác so với Luật sư làm chứng
- 01/03/2014, 11:37 pm - - Hỏi - Đáp về Thừa phát lại -
Tôi muốn lập một văn bản ghi nhận việc cho người khác vay tiền, vậy xin hỏi Vi bằng do Thừa phát lại lập có gì khác so với văn bản có Luật sư làm chứng?
-
Sự cần thiết thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại thị xã Phúc Yên
- 14/02/2014, 10:42 pm - - Chức năng, nhiệm vụ -
Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, xã hội hóa một số nội dung công tác tư pháp, Đảng ta đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng. Ngày 02 tháng 01 năm 2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới xác định “Nghiên cứu việc xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp”. Đây là chủ trương lớn và quan trọng, phù hợp với kinh nghiệm lịch sử pháp luật của Việt Nam, phù hợp với xu hướng xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp của các nước tiên tiến trên thế giới và quan trọng hơn là đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của xã hội nước ta trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
-
Cơ hội nghề nghiệp Thừa phát lại?
- 04/02/2014, 07:16 pm - - Hỏi - Đáp về Thừa phát lại -
Câu hỏi của bạn sinh viên năm thứ 4 Đại học Luật Hà Nội:
Em mới tìm hiểu về Thừa phát lại và em khá quan tâm đến loại hình này. Em đang là sinh viên năm 4 đang theo học trường Đại học Luật Hà Nội, em giờ muốn đi theo nghề này vậy thì ở HN có văn phòng nào mở chưa ạ và em muốn học thì học ở đâu ạ? Cho em hỏi là cơ hội để đi theo ngành nghề này có rộng mở không ạ? Có những khó khăn gì khi đi theo ngành nghề này không, em thấy nếu học luật sư là nghề vất vả quá ạ"
Hà Nội được chọn là 1 trong 12 địa phương tiếp theo thí điểm chế định Thừa phát lại (sau Tp.HCM), theo tiến trình thí điểm thì từ giờ đến hết năm nay, ở Hà Nội sẽ thành lập văn phòng Thừa phát lại, còn hiện tại thì chưa có văn phòng nào. Thừa phát lại là 1 chế định đang thí điểm, là 1 nghề luật mới, vậy nên, hiện tại chưa có các lớp học, đào tạo định kỳ như công chứng viên, luật sư... mà chỉ có những lớp đào tạo ngắn hạn, thời điểm thì tùy thuộc vào từng giai đoạn thí điểm (như hai lớp đào tạo trong tháng 8 vừa rồi ở Hà Nội và Tp.HCM). Để tham gia vào lớp này đòi hỏi 1 số điều kiện nhất định mà bạn là sinh viên năm 4 chưa thể đáp ứng được. Tuy nhiên, nếu muốn tìm hiểu về chế định này thì có thể lên các chuyên trang Thừa phát lại để tham khảo.
Với vai trò là những người tiên phong trong nghề Thừa phát lại, chúng tôi khẳng định, cơ hội nghề nghiệp của nghề này là rất rộng mở! Bởi vì, thứ nhất, đây là 1 nghề mới với 4 loại việc (thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án tương đương chi cục thi hành án dân sự; lập vi bằng; tống đạt văn bản). Những loại việc này hiện nhu cầu rất là cao, đặc biệt là nhu cầu về lập vi bằng và tổ chức thi hành án. Thứ hai, tuy nhu cầu về các loại việc của Thừa phát lại rất cao như vậy nhưng hiện nay số lượng Thừa phát lại và các văn phòng Thừa phát lại còn rất ít. Do đó, sự cạnh tranh chưa cao; cơ hội để chúng ta khai phá nghề này là rất tiềm năng. Ví dụ để bạn so sánh, ở TP.HCM hiện tại có khoảng mấy nghìn luật sư và trên dưới 1000 tổ chức hành nghề luật sư. Trong khi đó, số lượng Thừa phát lại đang hành nghề hiện tại ở TP.HCM chỉ có mấy chục người và số văn phòng chỉ đếm trên đầu ngón tay!
Về khó khăn khi đi theo nghề này, chủ yếu xuất phát từ sự mới mẻ của nó đối với người dân. Nhiều người dân chưa biết đến Thừa phát lại cùng các công việc của Thừa phát lại nên mặc dù có nhu cầu nhưng không biết để tìm đến nhờ Văn phòng Thừa phát lại hỗ trợ. Ngoài ra, 1 số khó khăn xuất phát từ sự thiếu hợp tác từ một số ít cơ quan nhà nước do chưa nhìn nhận đầy đủ về vị trí, chức năng cũng như thẩm quyền của Thừa phát lại. Nói chung, các khó khăn trên xuất phát từ khâu tuyên truyền chưa đồng bộ và việc ban hành văn bản điều chỉnh Thừa phát lại chưa thật đầy đủ, chi tiết! Sắp tới, với chủ trương mở rộng việc thí điểm, những khó khăn trên sẽ được giải quyết!
-
Thừa phát lại kiểm kê khối tài sản 1000 tỷ đồng
- 03/02/2014, 12:21 am - - Chức năng, nhiệm vụ -
"Két được chia thành 3 ngăn. Ngăn đựng giấy tờ nhà đất; ngăn đựng tiền mặt và gần 20 sổ tiết kiệm trị giá hàng trăm nghìn USD cùng nhiều tỷ đồng. Ngăn cuối cùng đựng gần 100 cây vàng, nữ trang và đá quý được bà chủ quá cố chia thành các túi nhỏ, không ồn ào, khoa trương”, ông Hùng cho hay.
Khoảng tháng 3/2011, chị Huệ (22 tuổi) đến văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh, TP HCM, yêu cầu nơi đây lập một vi bằng kiểm kê tài sản trong két sắt ở ngôi nhà thuộc quận Tân Phú của người mẹ nuôi tên Phấn.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Trưởng văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh, ban đầu việc thực hiện công việc trên gặp khó khăn vì phía anh em họ hàng trong gia đình bà Phấn cản trở, nhất định không cho vào nhà. Nhưng sau khi nhờ UBND và công an địa phương can thiệp, giải thích về nhiệm vụ của lực lượng thừa phát lại thì họ đã chấp thuận.
"Việc họ cản trở chúng tôi cũng vì chưa hiểu chức năng của thừa phát lại. Người nhà bà Phấn cho rằng, luật sư và công an địa phương đứng ra làm chứng mới đúng. Song, theo quy định của pháp luật, chỉ có người của thừa phát lại mới được quyền", ông Hùng nói.
Chiếc két sắt của bà Phấn cao khoảng 50 cm, rộng chừng 30 cm. Do két bị khóa, không có chìa nên khi kiểm kê tài sản, gia đình bà đã phải nhờ thợ đến phá. Két được chia thành 3 ngăn. Ngăn đựng giấy tờ nhà đất; ngăn đựng tiền mặt và gần 20 sổ tiết kiệm trị giá hàng trăm nghìn USD cùng nhiều tỷ đồng, thẻ hạng VIP của nhiều ngân hàng; ngăn cuối cùng đựng gần 100 cây vàng, nữ trang và đá quý được bà chủ quá cố chia thành các túi nhỏ.
Riêng về bất động sản, có hàng chục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Phấn ở các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, TP HCM. Riêng ở TP HCM, bà Phấn đã đứng tên hàng chục nghìn m2 đất ở các quận Tân Phú, Tân Bình. Trong đó cũng có giấy tờ của hơn 2.000 m2 tại Tây Ninh mang tên chị Huệ.
Ngoài những tài sản có giá trị lớn, bà Phấn còn lưu giữ cả những tờ bạc loại 200 đồng, 500 đồng và những đồng tiền xu. "Số này không nhiều giá trị. Có thể bà Phấn giữ lại làm kỷ niệm sau mỗi lần đi du lịch", ông Hùng nói.
Với khối tài sản khổng lồ, việc kiểm kê được các nhân viên thừa phát lại tiến hành trong suốt một tuần. Hàng ngày, văn phòng phải huy động 6 nhân viên, 5 thư ký nghiệp vụ đến chứng kiến và ghi nhận lại toàn bộ thông tin, còn quá trình kiểm kê tài sản đều do những người trong gia đình bà Phấn thực hiện. Cứ sau mỗi ngày, tài sản được bỏ vào két sắt niêm phong lại rồi hôm sau tiếp tục kiểm kê.
"Từng lập rất nhiều vi bằng nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến một vụ việc nào có số lượng tài sản khổng lồ đến thế. Không chỉ tôi mà những người tham gia cũng rất ngạc nhiên vì người phụ nữ 66 tuổi này lại có khối tài sản lớn như vậy", đại diện văn phòng thừa phát lại cho hay.
Theo đánh giá của ông Hùng, tuy sở hữu nhiều tài sản nhưng mọi vật dụng ở nhà bà Phấn đều rất đơn sơ. Trong căn biệt thự vườn cũ kỹ, bà Phấn ở cùng một số người đơn thân, nghèo khó. "Có thể do cách sống giản dị này mà bà Phấn được mọi người quý trọng. Bà hay làm từ thiện, tham gia các hoạt động xã hội nhưng không ồn ào, khoa trương", ông Hùng cho hay.
Cũng theo vị trưởng văn phòng thừa phát lại, con gái nuôi của bà Phấn cũng khá hiền lành, kín tiếng. Ông chỉ biết cô Huệ đã được bà Phấn xin về chăm bẵm từ khi còn đỏ hỏn. Đi đâu bà cũng dắt con theo kể cả ra nước ngoài. Khi Huệ vừa học hết lớp 12, bà đã lo cho cô đi du học tại Đức. Vì nghe tin mẹ mất, cô về nước chịu tang và cùng với anh em trong gia đình lo hậu sự cho mẹ.
Sau khi nhờ Văn phòng Thừa phát lại Bình Thạnh lập vi bằng khối tài sản của bà Phấn, Huệ cùng với ông Phan (em trai bà Phấn) thống nhất ký gửi tài sản trong két sắt tại Sacombank thời hạn đến cuối tháng 3/2012. Khi hết hạn ký gửi, chị Huệ muốn rút số tài sản này về nhưng ông Phan không đồng ý vì cho rằng đang còn tranh chấp, ông muốn gia hạn ký gửi để đợi hai người anh em ở Đức về giải quyết.
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp 2 bên khởi kiện ra tòa về việc tranh chấp khối tài sản thì vi bằng đã lập được xem là một chứng cứ hợp pháp để tòa xem xét, giải quyết.
Bà chủ khối tài sản khổng lồ sinh năm 1946, từng mở một xưởng làm bún, sau đó kinh doanh cho thuê nhà xưởng và về cuối đời thường xuyên làm từ thiện.
-
Mệt mỏi - xác minh điều kiện thi hành án
- 02/02/2014, 11:24 pm - - Xác minh điều kiện thi hành án dân sự -
Luật Thi hành án (THA) dân sự quy định người được THA phải tự xác minh điều kiện của bên phải THA nhằm giảm thiểu áp lực công việc cho chấp hành viên.
-
Người được thi hành án phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án?
- 02/02/2014, 10:57 pm - - Xác minh điều kiện thi hành án dân sự -
Tôi là người được thi hành án 300.000.000 đồng từ ông Nguyễn Văn B theo bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Tôi làm đơn yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự thi hành án cho tôi, thì Chi cục Thi hành án dân sự yêu cầu tôi phải có tài liệu chứng minh đã xác minh điều kiện thi hành án của ông B, nếu không có thì phải đề nghị cơ quan thi hành án xác minh điều kiện thi hành án và phải chịu chi phí xác minh. Như vậy có đúng không?
-
Đòi nợ thế nào thì không phạm luật?
- 02/02/2014, 10:39 am - - Hỏi - Đáp về Thừa phát lại -
Khi đòi nợ không được nhiều người đã tìm đến nhiều cách thức đòi nợ kiểu xã hội đen. Và như vậy liệu cách thuê đòi nợ đó có phạm luật? Đòi nợ thế nào thì không phạm luật?